Làm sao để nâng mũi ngắn thành công ?
Lượt xem: 1,687Nâng mũi S Line | Nâng mũi bọc sụn | Nâng mũi Hàn Quốc |
Nâng ngực chảy xệ | Nâng ngực nội soi | Bấm mí Hàn quốc |
Mũi ngắn là dáng mũi thường gặp ở hầu hết chị em phụ nữ Việt Nam, dáng mũi ngắn nguyên nhân từ đâu, giải pháp nào để cải thiện dáng mũi ngắn thành công và hiệu quả cũng như đạt độ an toàn, đẹp tự nhiên? Để trả lời câu hỏi này chúng ta cần phải đào sâu hơn nữa về các ngóc ngách để tìm ra vấn đề, cùng tìm hiểu trong bài viết sau đây để tìm cho mình giải pháp hoàn hảo nhé.
Mũi ngắn đặt ra một thách thức trong chẩn đoán và điều trị đối với phẫu thuật viên thẩm mỹ. Tiêu chuẩn chẩn đoán mũi ngắn thường không rõ ràng. Áp dụng các tiêu chuẩn chẩn đoán trong phép đo đạc các kích thước của khuôn mặt có thể không được đúng ở một số khuôn mặt. Có nhiều phương pháp khác nhau để điều trị mũi ngắn và đòi hỏi phải chọn lựa bệnh nhân thích hợp để đạt được kết quả như ý.
Chuẩn đoán
Việc xác định mũi ngắn thường dựa vào đo đạc trực tiếp trên bệnh nhân với các thông số đo như chiều dài của phần giữa mặt, chiều dài của phần dưới mặt, chiều dài mũi, chiều dọc của cằm, độ nhô của đầu mũi và gốc mũi. Có hai cách chẩn đoán mũi ngắn:
Chiều dài của phần giữa mặt: tính từ cung mày đến đáy mũi. Chiều dài lý tưởng của mũi bằng 0,67 chiều dài của phần giữa mặt.
Chiều dọc của cằm đo từ điểm giữa môi trên và môi dưới ở đường giữa đến điểm giữa của phần thấp nhất của cằm. Chiều dài lý tưởng của mũi bằng chiều dọc của cằm.
Cả hai cách đo nầy đề được dùng để đối chiếu nhau trong việc xác định mũi ngắn. Khi chiều dài của phần giữa mặt ngắn hơn chiều dài của phần dưới mặt (tính từ đáy mũi đến phần thấp nhất của cằm) 3 mm trở lên, chiều dọc của cằm được dùng làm tiêu chuẩn chẩn đoán mũi ngắn.
Nguyên nhân
Có nhiều nguyên nhân mũi ngắn phải được xem xét trước khi phẫu thuật như:
- Do bẩm sinh
- Do chấn thương
- Do phẫu thuật tạo nên sẹo co rút.
Tiến hành phẫu thuật
Nếu mũi ngắn có kèm theo góc mũi môi > 95 độ, mũi trông ngắn và hếch (xoay lên trên). Ở các bệnh nhân nầy, nếu ta tiến hành nâng sống mũi ở các bệnh nhân nầy sẽ làm cho mũi ngắn hơn, hếch nhiều hơn (đầu mũi bị xoay lên trên nhiều hơn). Do đó, nâng sống mũi ở những bệnh nhân nầy phải kèm theo phẫu thuật kéo dài mũi.
Chọn lựa chất liệu kéo dài mũi
Không dùng mảnh ghép dị loại như nâng mũi silicon để kéo dài mũi vì có nhiều nguy cơ bị trồi ra ngoài. Thường dùng mảnh ghép sụn để kéo dài mũi. Thường dùng sụn vành tai kết hợp với sụn vách ngăn. Sụn sườn thường đủ khối lượng để kéo dài và nâng cao sống mũi.
Kỹ thuật thực hiện sửa mũi ngắn
Có rất nhiều kỹ thuật được áp dụng để kéo dài mũi.Và việc chọn lựa kỹ thuật tùy thuộc vào các yếu tố sau:
- Độ ngắn của mũi nhiều hay ít
- Có sự co thắt của bao da mũi hay không? Mức độ co thắt của bao da?
- Các yếu tố khác được tính đến như: độ cao của gốc mũi, độ cao của đầu mũi
Mũi ngắn ít hơn 3 mm:
Nếu đầu mũi nhô cao quá nhiều: hạ thấp đầu mũi sẽ làm cho ta có cảm giác mũi dài ra. Làm đầu mũi nhô về phía dưới hoặc làm cho sụn bên của cánh mũi xoay về phía trên (derotating) cũng làm cho mũi được dài ra. Nếu đầu mũi bình thường hoặc hơi cao, không được thực hiện các kỹ thuật trên vì làm mất thăng bằng giữa chiều dài mũi và độ nhô của đầu mũi.
- Khi mũi ngắn ít hơn 3 mm và đầu mũi không được định hình hoặc trụ mũi bị thụt vào: dùng sụn tự thân để tạo hình đầu mũi và gia cố trụ mũi để làm cải thiện góc môi mũi
- Mũi ngắn do gốc mũi thấp:Nâng cao sống mũi và gốc mũi để dời gốc mũi về phía đầu.
- Mũi ngắn từ 3-5 mm: nên đánh giá cẩn thận bao da của mũi..
- Khi lớp bao da của mũi bình thường: sụn vách ngăn là hiệu quả nhất để kéo dài đầu mũi.
- Khi có co thắt bao da mũi: do bệnh nhân có chấn thương (thiếu da và co thắt toàn bộ mũi) hoặc có mổ trước đó ở mũi (thiếu da và co thắt ở vết mổ, vùng mổ). Giải phóng mê mềm của mũi và dùng sụn sườn là vửng chắc nhất để giử cho sống mũi thấp hơn đầu mũi và ngăn không cho đầu mũi xoay về phía trên đầu.
- Khi mũi ngắn quá 5 mm hoặc và lớp bao da của mũi bình thường hoặc khi mũi ngắn từ 3-5 mm nhưng có co thắt bao da nhiều (do chấn thương hoặc bẩm sinh). Cần thưc hiện các kỹ thuật cao cấp để chỉnh hình xương mũi và các xương mặt cạnh mũi, nhất là khi có kèm các dị dạng làm ngắn phần giữa xương mặt.
Nên bóc tách niêm mạc mũi để khi khâu vết mổ không bị căng. Cần thời gian 1- 3 tháng để cho da mũi dãn theo bộ khung mũi đã kéo dài. Nên thông báo cho bệnh nhân biết thời gian cần có để thấy được kết quả.
Trường hợp mũi co rút do phẫu thuật nâng mũi trước đó bằng thanh độn silicone, lấy thanh độn silicone ra và mổ lại để sửa chữa kéo dài mũi 6 tháng sau bằng mảnh ghép sụn tự thân.
Để cải thiện dáng mũi ngắn hiệu quả bạn nên trực tiếp đến Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu để được bác sĩ tư vấn cụ thể giúp bạn tìm ra giải pháp nâng mũi hiệu quả nhất nhé.
Thông tin liên hệ:
Bệnh viện thẩm mỹ Á Âu
32D Thủ Khoa Huân, phường Bến Thành, quận 1, TP HCM. (Đối diện cửa Bắc chợ Bến Thành).
Hotline: 0906 82 70 70/ 0902 400 269
Ý KIẾN PHẢN HỒI